Trong một thị trường đa văn hoá và phụ thuộc lẫn nhau của thế kỷ 21 này, sự thành công của các doanh nhân còn được quyết định bởi kiến thức về những điểm khác biệt giữa các nền văn hóa trong hành động và tập quán kinh doanh.
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Sự thiếu hiểu biết về các văn hoá kinh doanh tại các thị trường khác nhau có thể dẫn tới những hiểu nhầm hay gây mất lòng đối tác kinh doanh. Những bước tiến vững chắc ra thị trường toàn cầu sẽ không thể thiếu kiến thức về các tập quán, nghi thức kinh doanh ở từng nền văn hoá cụ thể.
Một phần quan trọng trong kiến thức kinh doanh đa văn hóa - đó là các quy ước, tục lệ tặng quà khác biệt trên thế giới. Việc hiểu rõ văn hóa tặng quà và các quy ước có liên quan có thể giúp các doanh nhân nước ngoài xây dựng thành công những mối quan hệ tốt đẹp hơn với các đối tác kinh doanh, đồng nghiệp hay khách hàng địa phương.
Các quy ước, tục lệ tặng quà đa văn hóa thường liên quan tới những yếu tố chính sau:
- Ai là người nhận quà tặng? Đó là cá nhân, nhóm người hay tổ chức? Địa vị, trạng thái của người nhận quà là gì?
- Loại quà nào có thể chấp nhận, loại quà nào không thể chấp nhận?
- Những nghi thức, quy tắc nào có liên quan tới việc trao quà và nhận quà?
- Có nên đền đáp lại món quà?
Tại nhiều quốc gia ở Bắc Mỹ hay vương quốc Anh, việc tặng quà là khá hiếm gặp trong thế giới kinh doanh. Trên thực tế, nó có thể dẫn tới sự hiểu nhầm việc tặng quà như một hành động hối lộ. Tuy nhiên, tại nhiều quốc gia khác, việc tặng quà và các nghi thức của nó giữ một vị trí trung tâm trong các hoạt động kinh doanh.
Để nêu bật một vài khía cạnh khác biệt của các văn hoá tặng quà trong kinh doanh, chúng ta sẽ xem xét các ví dụ cụ thể.
v Tục lệ tặng quà tại Trung Quốc
- Đây là một hành động thông thường và mang tính xã giao trong các ngày kỷ niệm, cảm ơn vì đã giúp đỡ hay thậm chí nhờ cậy giúp đỡ trong tương lai.
- Tuy nhiên, không thể tặng quà nếu không có lý do hợp lý hay không có người chứng kiến.
- Khi một doanh nhân Trung Quốc muốn mua một món quà, sẽ rất bình thường với việc họ sẽ trực tiếp hỏi người nhận quà thích gì.
- Quà tặng kinh doanh luôn được đền đáp ngược lại. Không thực hiện điều đó có thể là một hành động tồi.
- Khi tặng quà, tuyệt đối đừng đưa tiền mặt.
- Đừng quá căn cơ với lựa chọn quà tặng của bạn bởi nếu vậy bạn sẽ được xem như một ‘iron rooster’ (gà trống sắt) – ý muốn nói việc có được một món quà từ bạn cũng như việc nhổ một chiếc lông từ con gà trống sắt.
- Tuỳ thuộc vào loại quà, hãy tránh việc tặng đơn lẻ một cái gì đó. Người Trung Quốc rất coi trọng sự cân bằng và hài hoà, vì vậy hãy tặng một đôi.
- Việc tặng quà là một phần trung tâm trong văn hoá kinh doanh của người Nhật Bản.
- Hãy mang theo nhiều món quà khác nhau trong chuyến đi của bạn để nếu bạn được ai tặng quà, bạn sẽ có cái để đền đáp lại.
- Văn hoá kinh doanh của người Nhật Bản nhấn mạnh vào hành động của việc tặng quà chứ không phải bản thân món quà.
- Những món quà đắt tiền là điều bình thường.
- Thời điểm tốt nhất để tặng quà đó là cuối buổi gặp gỡ.
- Món quà cho một cá nhân nên được trao tặng một cách riêng tư.
- Nếu bạn trao quà cho một nhóm người, thời điểm tốt nhất là khi có mặt tất cả mọi người.
- Nghi thức chính xác nhất đó là trao tặng hay đón nhận một món quà bằng cả hai tay.
- Trước khi chấp nhận một món quà, bạn nên lịch sự từ chối một hoặc hai lần.
- Con số bốn hay số chín thường được xem là không may mắn. Việc tặng món quà đi theo cặp là hoàn toàn có thể.
- Việc tặng quà chỉ nên được thực hiện với những người thân thiết nhất và mang ý nghĩa tình cảm sâu sắc.
- Món quà nên có chất lượng tốt nhất.
- Đừng bao giờ mua vàng hay lụa như một món quà cho đàn ông.
- Bạc có thể được chấp nhận.
- Luôn trao hay nhận quà với tay phải.
- Người Ả Rập Xê Út rất thích các loại nước hoa, dầu thơm cho quần áo. Phổ biến nhất là sản phẩm ‘oud’ có thể có giá đến 1000 bảng Anh/ounce.
- Việc mở gói quà khi nhận quà là không thích hợp.
Trung Quốc, Nhật Bản và Ả Rập Xê Út chỉ là một vài trong số rất nhiều văn hoá tặng quà kinh doanh khác nhau. Thích hợp nhất, bạn nên tìm hiểu chắc chắn về các nghi thức tặng quà cụ thể tại bất cứ quốc gia nào bạn có kế hoạch kinh doanh. Có như vậy, bạn sẽ giảm thiểu các hành vi gây hiểu nhầm hay mất lòng, đồng thời mở rộng cánh cửa dẫn tới thành công.
Văn hóa quà tặng trong kinh doanh của các quốc gia
Một món quà tặng được đối tác đón nhận có thể đem về cho bạn nhiều “cái lợi” trong kinh doanh, mà ngay chính bạn nhiều lúc không thể ngờ tới.
Chọn một món quà cho đối tác trong nước đã khó, chọn quà tặng đối tác đến từ nước ngoài còn khó hơn. Nhưng nếu bớt chút thời gian tìm hiểu phong tục, nét văn hóa trong cách thức trao và nhận quà của các quốc gia trên thế giới, bạn sẽ thấy công việc này không như mình vẫn nghĩ.
Châu Á – đa phong cách tặng quà
So với các châu lục khác, văn hóa tặng quà trong kinh doanh của các quốc gia châu Á có khá nhiều quy tắc và quà tặng cũng mang nhiều ý nghĩa khác nhau.
Tại Nhật Bản, Trung Quốc, Indonesia hay Philippines, việc trao đổi quà tặng đã ăn sâu vào truyền thống của các nước này. Văn hoá kinh doanh của những nước này nhấn mạnh hành động tặng quà chứ không phải bản thân món quà. Nếu muốn tặng quà cho đối tác là người Nhật hoặc người Hong Kong, bạn phải dùng cả hai tay và món quà trao phải được trao đúng thời điểm. Thời điểm tốt nhất để tặng quà các đối tác Nhật là cuối buổi gặp gỡ.
Tại Singapore và Nhật, đối tác có thể sẽ lịch sự từ chối món quà của bạn 3 lần trước khi chấp nhận nó, nhưng tại Indonesia, người ta vẫn thường trao nhau những món quà nho nhỏ.
Nhưng tại Arabia Saudi, Pakistan và Malaysia, việc tặng quà chỉ nên thực hiện với những người thân thiết nhất và mang ý nghĩa tình cảm sâu sắc. Và tại Singapore, người ta quy định nhân viên chính phủ không được phép nhận quà.
Tóm lại, các quốc gia châu Á mà bạn có thể tặng quà cho đối tác với mục đích “quà tặng duy trì tình bạn” là: Trung Quốc, Hong Kong, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia, Philippines và Thái Lan.
Văn hóa tặng quà ở châu Âu
Doanh nhân châu Âu hầu như ít để ý đến việc tặng quà trong kinh doanh. Chỉ các nước như Cộng hòa Czech, Phần Lan, Liên bang Nga, Ukraina có để ý đến việc chọn quà và tặng quà cho đối tác. Một số quốc gia khác, việc tặng quà không được thực hiện ngay lần đầu gặp gỡ nhưng có thể diễn ra ở những lần sau, đó là Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha. Các nước Anh, Pháp, Canada, Ý và Hungary không có có tục lệ tặng quà trong giao tiếp kinh doanh, đàm phán. Tuy nhiên, một món quà là bữa ăn tối lại có thể được chấp nhận ở Anh và Hy Lạp.
Không giống với Nhật Bản và các quốc gia khác, người châu Âu đa phần không đóng gói quà tặng và các đối tác thường bóc ngay món quà vào lúc được trao.
Tại châu Mỹ La Tinh
Với các đối tác đến từ châu Mỹ La Tinh, đa phần bạn không nên tặng quà trong lần đầu gặp gỡ, nhưng có thể làm điều đó với họ trong các lần gặp tiếp theo.
Một điều chú ý là khi đối tác đến từ cộng đồng da màu và da đen của châu Mỹ La Tinh, bạn không được tặng quà bằng tay trái mà phải dùng tay phải hoặc cả hai tay. Và cũng giống với châu Âu, người Mỹ La Tinh thường mở quà “ngay tại trận.”
Các quốc gia châu Mỹ La Tinh chấp nhận quà cáp là Bolivia, Columbia, Costa Rica (nhận quà ngay lần đầu tiên nếu được trao tặng) và Brazil, Chile, Guatemala. Nicaragua, Panama (phải đến lần gặp thứ 2 bạn mới có thể tặng quà). Ở Uruguay, rất ít khi người ta tặng hay nhận quà.
Tại Mỹ
Các doanh nhân Mỹ thường trao cho nhau những đồ vật mang tính chất quảng cáo. Những vật này không được gói. Việc tặng quà thật sự chỉ giới hạn trong các dịp lễ tết, kỷ niệm, hội hè. Các vật dụng, đồ dùng là loại quà được chọn nhiều hơn cả. Các món quà thường đi kèm với biểu tượng của công ty. Dĩ nhiên, người Mỹ, với lối sống và cách nghĩ thoải mái, không câu nệ, sẽ chẳng ngại ngần gì mà không bóc ngay gói quà ra xem.
Châu Phi và châu Úc, hầu như không quốc gia nào có thói quen tặng quà trong kinh doanh.
Với đối tác đến từ những quốc gia không có tên trong bài viết này, bạn có thể tặng hoặc không tặng quà đều được.
Công Ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Á Kim tự hào đồng hành cùng ngân hàng trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu chuyên nghiệp và ấn tượng.
Thông tin liên hệ:
Hãy để Á Kim mang đến những món quà ý nghĩa, giúp thương hiệu ngân hàng của bạn chạm đến trái tim khách hàng!
ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM